Ký ức về BẠN BÈ

Ký sự : KPC
Dizai Banner: Dương Minh Thái


KÍ ỨC ĐỎ BÔNG VÔNG

(Quý tặng những ai luôn yêu và nhớ những kỉ niệm về Phan Thiết)

Sớm nay, giữa tiết đầu đông, trời trở gió, bấc mới thổi được vài cơn mà đã đưa cái hơi lạnh từ phương Bắc xa xôi về thành phố nhỏ ven biển cực Nam Trung bộ này, làm lao xao cây lá, xao xuyến lòng người, khiến cho người ta có cảm giác nao nao, gời gợi nhớ… xa xăm. Mùa xuân về cận kề trong hơi bấc.

Có lẽ đó chính là cảm nhận tự nhiên của con người về thời gian, về cái lẽ biến dịch của thiên nhiên, trời đất, sự chuyển động của không gian vũ trụ. Hình như cái se se lạnh cũng làm cho người ta tự dưng muốn gần gũi với nhau hơn, lòng rộng mở bao dung và cảm thấy yêu thương hơn cuộc sống này. Rồi người ta lại muốn nhìn quanh mình, nhìn những cái mà từ lâu, có thể vô tình ta đã lướt ngang qua, chạm nhẹ vào, rồi bỏ quên đâu đó bên lề cuộc đời bề bộn…

(Nhật thực toàn phần tại Phan Thiết)
Tôi cũng vậy, khá lâu rồi, cũng đã bỏ quên, không còn xục xạo vào cái đống sách cũ, “kho tàng tri thức” của mình ngày xưa ấy nữa. Những ngày mà đất nước đang còn khó khăn đủ bề. Sách được in ra trong cơn thiếu giấy, thiếu mực. Giấy thì được làm bằng bột rơm, xác mía, chữ in nhỏ như những đàn kiến gió xếp thành nhiều hàng lủ lượt kéo nhau đi từ trang giấy này sang trang giấy khác. Tôi đã bỏ thói quen đọc sách cũ, vì tuổi lớn rồi, mắt mũi kèm nhèm, phải đánh vật khổ sở, nhức mắt mới đọc được vài trang sách.

Nhưng bỗng dưng cơn gió bấc đầu đông sáng nay đã làm cho tôi nao lòng nhớ về những cuốn sách cũ kĩ phủ đầy bụi bặm kia. Tôi mở tủ, rút hú hoạ một cuốn. Sách của Tô Hoài, cuốn “ Chuyện cũ Hà Nội”, in năm 1986. Đọc lan man một hồi về nỗi niềm xưa cũ, cũng ngán. Tôi mở máy vào mạng coi thử tác giả “Dế mèn phiêu lưu kí” có gì mới hơn, hay hơn không.

Tôi lướt web và dừng lại, cũng “Chuyện cũ Hà Nội”, nhưng mới được tái bản có bổ sung gần đây, đọc tới đoạn nói về bông vông ven hồ Hoàn Kiếm: “Ô hay, bất chợt vào mùa thu, hoa vông – đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết, chỉ đến mùa hoa vông đỏ khé một góc hồ mới nhớ ra, chứ hàng ngày qua dưới gốc vông, không ai để ý tới loại cây cọc rào quá quen mắt ấy”, tôi bỗng giật mình. Trong tiềm thức mù sương của tôi, đột ngột hiện lên một vòm không gian rực rỡ sáng đỏ góc trời thành phố biển nhỏ bé một thời yêu quý của chúng tôi và của bao người Phan Thiết xa quê. Khu vườn bông vông đỏ thắm bên dòng Phan giang…

Phan Thiết có sông Cà Ty, còn gọi là sông Mường Mán, Phan Thiết hay Mường giang. Nhà trí thức, nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông, nguời sáng lập “Ngoạ Du Sào”, trong bài “Ngoạ du sào” ( in trong “Ngoạ du sào tập”), ông viết tên sông là Phan giang: “ …thiểu hạ nhân cấu tiểu đình ư Thắng kiều chi tây nam vi tĩnh dưỡng kế. Đình hạ lâm Phan giang …”. Dịch Nôm: “ tôi dựng một cái đình nhỏ ở phía tây nam cầu Thắng để nghỉ ngơi. Đình kề bên sông Phan” .

Ngoạ Du Sào chính là nơi vào năm 1907, các con của Nguyễn Thông theo lời gợi ý của cụ Phan Châu Trinh đã cho xây dựng ngôi trường mang tên Dục Thanh nổi tiếng, mà sau đó, năm 1910, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã về dạy học. Hiện nay, là chỗ dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh- chi nhánh Bình Thuận. Cầu Thắng là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Phan.

Theo trí nhớ của những cụ già từng sống ở Phan Thiết, thì cầu Thắng được làm hoàn toàn bằng gỗ, các chân trụ cầu bắt chéo liên kết nhau cắm xuống lòng sông. Vị trí cầu Thắng nằm ở giữa cầu Dục Thanh và cầu Lê Hồng Phong ngày nay. Sau đó, người Pháp làm cầu sắt mới kề bên (cầu Quan) và dỡ bỏ cầu Thắng.

Sông Cà Ty chảy cắt ngang giữa Phan Thiết đã làm cho thành phố nhỏ bé này đẹp hẵn lên, như thiếu nữ đẹp hơn nhờ có mái tóc suông chảy dài óng ả trên lưng. Có lẽ vì vậy mà dòng Cà Ty chỉ dài có 7,2 km nhưng cũng được tôn vinh, “nâng cấp” thành sông, thành giang. Soi bóng xuống dòng sông Cà Ty, nổi bật lên bên bờ bắc là Tháp Nước Phan Thiết, trước đây thường được gọi tên bằng tiếng Pháp là “Château d’eau”.

Và không dưng mà Tháp Nước Phan Thiết lại trở thành hình tượng trong biểu trưng chính thức của tỉnh Bình Thuận. Tháp Nước tuy không đồ sộ, cao lớn, nguy nga, nhưng dáng vẻ hết sức thanh thoát, sang trọng, mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Đông. Hình tháp thân trụ trông giống như một búp sen đương ủ hương, phần đài hoa hình bát giác nở phình ra ở trên cao ba mươi hai mét ôm những cánh hoa sắp bừng nở. Mái tháp được lợp ngói đỏ tươi. Từ xa, ta dễ dàng nhìn thấy màu đỏ của mái ngói nổi bật lên trên nền những tán lá xanh. Đàn chim yến làm tổ bên dưới mái tháp bay lượn không ngừng trên những ngọn cây, mái nhà, cánh giang thẳng chao nghiêng ngoài mặt nước sông lồng lộng gió ngày nước lớn.

Tháp Nước Phan Thiết được giới kiến trúc đánh giá là đẹp và độc đáo nhất trong các tháp nước được xây dựng ở Việt Nam. Cách nay mấy năm, có một nhóm sinh viên Lào theo học ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) đi thực tế ở Phan Thiết, tình cờ gặp tôi trong một bữa nhậu nơi quán cóc bên bờ sông Cà Ty. Khi tôi chỉ Tháp Nước và giới thiệu đây là công trình kiến trúc do kiến trúc sư Hoàng thân Xu-pha-nu-vông (sau này là chủ tịch Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) thiết kế và được khởi công xây dựng vào năm 1928, các sinh viên Lào hết sức bất ngờ, trố mắt ngạc nhiên. Họ không thể tưởng tượng được rằng ở nơi xa xôi của đất nước Việt Nam, lại ghi đậm dấu tích thật đẹp đẽ của vị chủ tịch nước CHDCND Lào mà họ hết sức kính yêu. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông thời trẻ đã từng đảm nhận chức vụ Kiến trúc sư trưởng Khu công chánh Nha Trang và ông đã vẽ thiết kế Tháp Nước Phan Thiết trong thời gian này.

Château d’eau – Tháp Nước, trong kí ức thời học sinh của chúng tôi không thể tách rời với không gian toạ lạc của tháp. Đó là Vườn Bông lớn. Gọi “lớn” để phân biệt với Vườn Bông nhỏ nằm đối diện bên bờ nam sông. Hai bờ nam-bắc thông thương nhau qua một cây cầu ngắn, là dạng cầu sắt eiffel, thường được gọi là cầu Quan. Sau này, khi thành phố có thêm hai cây cầu mới hai bên cầu Quan, người dân ở đây hay gọi tên là cầu Giữa. Hiện nay, cầu Quan cũ được thay thế bằng chiếc cầu treo bê tông mới.

Chiếc cầu treo hiện đại này là vật kiến trúc đặt ở trung tâm thành phố có vẻ không đúng chỗ, nên đã làm vỡ không gian kiến trúc nền rất nhuần nhị ở tầng thấp của thành phố, được mở ra từ hai bên bờ sông, hình thành nên một đô thị nhỏ bé, giản dị mà xinh xắn này. Nhưng thôi, hiện nay còn nhiều thứ nữa quanh ta bị phá vỡ để lên đời hiện đại, mà ta không còn cách nào khác là phải chấp nhận.

Vườn Bông từ khi hình thành, không biết có ý nghĩa gì đặc biệt không mà những người có trách nhiệm đã trồng hầu hết là cây vông trong vườn…
Người xưa trồng cây nơi công cộng, nhà ở hoặc chơi cây kiểng, thường có chủ ý chọn cây để ngầm biểu hiện cái chí của mình; như trồng trúc là chỉ sự thanh cao, trồng bách, trồng tùng là nêu cao tích cách của người quân tử…Vậy trồng cây vông là có ý nghĩa gì không? Sử sách viết về Hà Nội có ghi lại, năm 1864, văn nhân nổi tiếng một thời Nguyễn Văn Siêu, thực hiện theo lệnh của trên, chủ công xây dựng Tháp Bút và Đài Nghiên bên bờ Hồ Gươm, làm biểu trưng cho chí khí của kẻ sĩ đất Việt. Ông đã cho trồng năm cây vông làm nền cho Tháp Bút. Việc làm đó của “Thần Siêu” chắc hẵn phải có ý nghĩa gì đó đặc biệt lắm.

Không biết có sự liên quan sâu xa nào giữa việc trồng năm cây vông quanh Tháp Bút ở đất nghìn năm văn vật, với việc trồng một vườn cây vông quanh chân Tháp Nước của thành phố Phan Thiết bé nhỏ ở cuối mìền Trung cách xa Hà Nội hàng ngàn cây số?
Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn uyên bác về hoa và cây, trong bài kí “Mùa xuân thay áo trên cây” đã cho biết, trước đây, ở Huế, người Pháp vốn tính toán quy hoạch rất kĩ, đã quyết định cho giữ lại và trồng thêm nhiều cây vông trong kinh thành. Hiện nay, một số cây vông thành cổ thụ hoặc những cây vông thế hệ sau đang góp phần điểm xuyết cho vẻ đẹp thành phố “di sản văn hoá thế giới” này bằng màu xanh của lá, bóng mát của cây và “màu hoa đỏ thắm, trong như ngọc và toả ra ánh sáng” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Trong khi đó, nhà thơ “chơi ngông” Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Vịnh cây vông” của mình đã không tiếc lời chê bai: “Càng lớn càng già càng xốp xoáp/ Ruột gan không có có gai chông”. Tất nhiên chúng ta đều biết nhà thơ chỉ mượn vật để nói người. Nhưng, có phải cây vông hoàn toàn không có ích lợi gì, theo nghĩa đen mà Nguyễn Công Trứ nói đến không?

(ảnh minh họa : Cây Vông)
Theo tôi được biết, cây vông có ít nhất là năm công dụng chứng tỏ họ nhà vông danh giá chẳng kém cạnh với bất cứ “đồng mộc” nào, kể cả đó là danh mộc:

– Việc thứ nhất, lá cây vông được dùng làm chất liệu bao gói nem không có gì sánh bằng, nên cây vông còn được gọi là cây vông nem (sau này cây vông hiếm dần đi, người làm nem phải lấy lá chùm ruột thay thế). Công dụng làm thuốc chữa bệnh của lá vông rất là hữu hiệu; như dùng để an thần, chữa bệnh mất ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp…Vỏ cây vông có tác dụng khu phong, thông lạc, sát trùng, trấn tĩnh…

– Công dụng thứ hai là, gỗ vông (cả cây vông đồng nữa) được dùng làm guốc mộc độc nhất vô nhị, vì nó rất nhẹ, mang êm, là mặt hàng tiêu dùng phổ biến thời trước. Các cụ ông râu dài, bận bà ba lụa trắng, đội mũ cối trắng, mang đôi guốc “dông” vào, là coi như đủ lệ bộ, có thể đàng hoàng lên đường đi ăn đám cưới, đám giỗ ngon lành. Những năm chín mươi của thế kỉ trước, “Trung niên thi sĩ” Bùi Giáng vẫn còn diện đôi guốc vông xênh xang giữa phố xá Sài Gòn hoa lệ mà “đâu có ngán thằng Tây nào”.

– Thứ ba, cây vông có liên quan đến lễ tiết, hiếu đạo. Những gánh hát bội trong Nam thời xưa, khi đi lưu diễn rày đây mai đó, luôn mang theo bàn thờ Tổ hát bội. Cốt của ông Tổ bao giờ cũng được tạc bằng gỗ vông. Thêm nữa, theo tục lệ ông bà xưa, trong tang lễ của người mẹ quá cố, các con trai phải chống gậy được đẽo gọt bằng cây vông (cha chết thì chống gậy tre), để thể hiện lòng hiếu kính của mình.

– Công dụng thứ tư là, các nhà vườn thường dùng cây vông còn nhỏ để trồng sống làm cây choái (giá đỡ) cho dây tiêu, dây trầu leo bò lên cao, rất hiệu quả về kinh tế.

– Thời xưa, khi đồ nhựa polymer chưa phát minh, người dân hành nghề đánh cá trên sông biển, đều dùng gỗ vông gọt thành khối nhỏ hình bầu dục cột vào mép trên của lưới đánh cá để làm phao và hâu như trên tất cả các thuyền đánh cá ở xứ biển này đều có phao cứu sinh được làm bằng gỗ vông. Đó là công dụng thứ năm của cây vông…Chắc là cây vông còn nhiều công dụng khác nữa mà tôi chưa biết.

Tôi có sự so sánh, có thể là khập khiểng, giữa cây vông và số phận của nhân dân. Nhân dân thường sống trong im lặng, trong nhẫn nhục. Họ không cần danh vọng, tiếng tăm, mà chỉ lẳng lặng bằng máu và nước mắt của mình đóng góp cho sự tồn vong, sự phồn vinh của một dân tộc…
Riêng đối với tôi, màu bông vông đỏ như máu đã in sâu vào kí ức của mình không bao giờ có thể phai mờ được…



Nhiều chục năm về trước, vào những ngày cận Tết âm lịch, khoảng từ 27 đến 30 tháng Chạp, khúc đường Trưng Trắc dọc bờ sông phía Nam đầu cầu Quan biến thành chợ hoa quả tết. Đoạn đường Bà Triệu phía Bắc đầu cầu Quan không được phép họp chợ, vì gần khu quân sự của chính quyền cũ. Khu vực bán mai và khu vực bán các loại hoa vạn thọ, trường sanh, cúc, thược dược, hồng… được phân riêng chỗ khác nhau. Những nhánh mai bị chặt rời từ những gốc mai trên rừng được dựng ngay bên đường để bán. Lúc đó, người ta chưa nghĩ tới việc chơi mai trồng vào ngày tết như bây giờ. Kẻ bán người mua nhộn nhịp, vui vẻ. Đó là một phần của không khí tết không thể nào thiếu được ở các đô thị ở miền Nam lúc đó.

Càng nhích gần đến giao thừa, chợ hoa mõn dần, nhưng những nhánh mai chưa bán được đã từ tốn vẽ lên màu ràng rực của hoa đã bung đều hết cánh, chen với màu xanh nhạt hoặc pha tím của lá mai non. Bên kia sông, đối diện chợ bán hoa là Vườn Bông lớn. Lúc này, những cây vông trong vườn đã ngã sang màu úa và đang lác đác rụng những chiếc lá vàng, để rồi trong những ngày sau đó, khi những cơn gió bấc ròng thổi thốc từ biển vào, bao nhiêu lá trên cây sẽ trút sạch, như người vừa cởi bỏ chiếc áo cũ đã bạc màu và không còn lành lặn nữa. Những cành cây màu mốc của vông vươn lên cao như những cánh tay níu trời xin sớm cho cây áo mới. Lúc này, toàn thân của Tháp Nước không còn được lá vông che khuất, những mảnh sứ đủ màu được ghép vào thân tháp lộ ra lấp lánh dưới ánh mặt trời. Rồi những ngày tết cũng qua nhanh, nhưng mùa xuân vẫn còn ở lại ủ hơi lạnh trong sương sớm, núp trong những chồi cây lấp ló lá non. Ta có thể nhìn thấy nhịp mùa đi trên những tàng cây, trên hoa trái bốn mùa trong không gian trải dài theo chiều từ Nam ra Bắc hay từ đồng bằng ngược lên núi. Nhớ những ngày đi từ trên núi xuống, vào lúc gần hết mùa xuân, khi cây cối trên cao đã không còn xanh nữa, tôi bắt gặp màu xanh được dệt bằng lá non đậm dần từ dưới thấp lên cao. Cũng vậy, trái cây cũng chín dần theo mùa tự nhiên từ Nam ra Trung. Trước tết một chút, cây xoài ngoài Bình Thuận bắt đầu trổ bông, thì xoài chín từ trong Nam đã đưa ra bán ở các chợ ngoài này cho các gia đình mua đơm bàn thờ ngày tết. Đến giữa mùa mưa, xoài trong Nam và Bình Thuận đã hết, thì xoài Khánh Hoà, Phú Yên mới chín rộ. Bông vông cũng vậy. Những cây vông ở đây bao giờ cũng trổ bông sớm hơn ở Huế, rồi đến Hà Nội.

Ảnh Bàu Trắng – Mũi Né (Phan Thiết)
Sau Nguyên tiêu, có thể sớm hoặc muộn hơn chừng nửa tháng, tuỳ theo năm, trên những nhánh cây vông không còn chiếc lá nào trong Vườn Bông, như có sự thoả thuận ngầm với nhau trước, nên chỉ cần qua một, hai đêm là đã rực một màu như lửa cháy trên cây. Đó là mùa bông vông trổ. Hàng ngàn chùm hoa hình sao tạc lên trời xanh vào thời khắc bình minh thành những đóm sáng đỏ rực rỡ như mặt trời vừa ló dạng. Mùa bông vông không kéo dài, chỉ chừng non một tháng. Buổi sáng, trên đường đến trường, tôi nhìn thấy bông vông rụng đầy Vườn, ra tận ngoài đường Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Hoàng (Lê Hồng Phong bây giờ), Bà Triệu và bên hông bar Đào Viên, sân tennis ( chỗ bây giờ là công viên trước Trung tâm hội nghị tỉnh). Các nữ sinh áo dài trắng thướt tha đi bộ theo từng tốp như những đàn bướm cánh trắng, vừa đi vừa nói chuyện ríu rít như chim, vô tư đến trường, ngang qua Vườn Bông, bước chân vô tình dẫm lên xác bông vông rơi dầy trên đường như tấm thảm đỏ… Một nhà thơ bạn tôi, đã diễn tả hình ảnh trên bằng thơ:

“Thương hàng cây cũ Vườn Bông
Mùa hoa vông nở rực hồng bình minh
Thương em gái nhỏ vô tình
Đạp lên hoa đỏ lặng thinh tới trường”
(Yên Ba).

Bông đỏ rụng hết, lá xanh bung ra, chẳng mấy chốc mà Vườn Bông lại mượt mà với màu xanh lá mới. Lúc này, những bầy chim cà cưởng, chim sảnh, chim sáo…đã bỏ đi khi mùa vông trút lá, lại lủ lượt rủ nhau về náo nức hót ca, giao tình và làm tổ mới chuẩn bị cho mùa sinh nở, tiếp diễn không ngừng đời sống của thiên nhiên…

Vườn Bông là nơi gắn bó với nhiều thế hệ thanh thiếu niên học sinh thuở trước. Đây là nơi diễn ra sinh hoạt cộng đồng của các nhóm Du ca, Hướng đạo sinh, Gia đình Phật tử, Hồng thập tự…vào ngày chủ nhật. Là nơi mà thời còn niên thiếu, các ca sĩ thành danh lừng lẫy của Việt Nam đã từng đến đây sinh hoạt theo nhóm, tập hát, thi hát như: Thanh Thuý, Mỹ Lệ, Trúc Mai, Anh Khoa, Nhật Trường… Có nhà thơ, sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết, sau kháng chiến trở về, ông thấy những hàng cây vông già trong Vườn Bông mục ruỗng từ trong gốc, chết dần rồi biến mất, ông rất buồn. Có lúc ông đề đạt ý kiến với cấp thẩm quyền cho trồng lại cây vông nơi vườn cũ. Hình như những người có trách nhiệm cho rằng cây vông quá tầm thường không xứng để trồng nơi vị trí trung tâm sang trọng này. Thương nhớ bông vông, ông đã cùng với một số văn nghệ sĩ cao tuổi ở Phan Thiết, thành lập “Nhóm thơ Bông vông”. Đến nay, một số thành viên tuổi cao đã qua đời…
Vườn Bông và mùa xuân bông vông đỏ chỉ còn là hình ảnh đẹp được cất giữ đâu đó trong kí ức của những người một thời đã biết đến, yêu mến, đã có những mối tình bắt đầu, rồi chia li trong Vườn Bông dưới bóng bông vông.

Tôi viết bài này cũng chính từ kỉ niệm đẹp đẽ về những mùa bông vông trổ,như một cách đền trả món nợ ân tình
thời trai trẻ của tôi với bạn bè, với người thân đã từng tha thiết yêu Phan Thiết, yêu hoài và nhớ mãi những chùm bông vông đỏ chói chang, đẹp nhưng nhức giữa mùa xuân gió bấc tràn, nơi Vườn Bông ngày đó …

Tôi xin mượn mấy câu thơ của nhà văn Hồ Việt Khuê, mà anh đã viết khi còn là học sinh Trường Trung học Phan Bội Châu, Phan Thiết, để làm dấu chấm hết bút kí này:

Cây vông già cạn nhựa tung trời
Ngàn hoa máu rưng rưng Phan Thiết
Vườn Bông ấy tình ta li biệt
Buồn lắm, Mường Giang lặng lẽ trôi…

KPC 5-2-2009
Dizai hình ảnh: Duong Minh Thái




Năm 1971, chiến trường khắp miền Nam diễn ra ngày càng ác liệt, đặc biệt là ở vùng I chiến thuật, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Tín. Các tiền đồn chiến lược của quân đội Sài Gòn như : Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, Thạch Hãn… bị Quân giải phóng tấn công quyết liệt.

Chưa bao giờ mà quân đội Sài Gòn lại cần một lượng lính khổng lồ để thay thế những người đã chết và lấy số quân lính đông để duy trì cán cân lực lượng hai bên đối địch. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn ráo riết đôn quân bắt lính. Một trong những đối tượng được nhắm đến là học sinh, sinh viên. Năm 1972, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu kí quyết định hạ tuổi hoãn quân dịch đối với học sinh, sinh viên xuống một tuổi. Tức là, trước đó, học sinh đậu bằng tú tài I ở tuổi 18, thì được hoãn quân dịch…và cứ vậy tính tuổi được học các lớp tiếp theo cho hết đại học mà không phải bị bắt lính. Nhưng bây giờ, thì chỉ có những học sinh 17 tuổi đậu tú tài I mới được hoãn dịch để tiếp tục học thi tú tài II.

Lớp 11B2 của chúng tôi lúc đó có 43 “thằng”, không có móng “con” nào. Bởi vì, kí hiệu B là ban toán, theo phân ban lúc đó, mà bọn con gái lại rất ngán học toán, nên thường chọn ban A (môn chính là vạn vật, bây giờ gọi là sinh vật) hoặc ban C (văn). Năm 1972, trong 43 thằng đực rựa lớp tôi, thì chỉ có 5 đứa là còn tuổi để học tiếp sau khi đậu tú tài I. Kì thi tú tài 1 năm đó, lớp chúng tôi đậu 43/43.

Trong những năm trước 1975, trường Trung học Phan Bội Châu (Phan Thiết), là một trong số ít trường đạt thành tích đậu các kì thi tú tài với tỉ lệ cao nhất ở miền Nam. Như vậy, theo quy định mới này, thì lớp tôi có 38 cậu tú không được tiếp tục học lên, phải rời khỏi trường và tự tìm cho mình con đường đi phù hợp. Trong thực tế tình hình lúc đó, bọn chúng tôi xác định có sáu con đường đi, tuỳ theo điều kiện của từng người mà chọn lấy một. Một là, chạy chọt để làm giấy khai sanh nhỏ tuổi hơn để học tiếp. Đây là việc làm khó, vì phải tốn kém nhiều tiền và phải thông tỏ đường dây làm giấy giả. Hai, bỏ tiền mua giấy hoãn dịch vì lí do ngoài học hành như: bệnh tâm thần, thiếu sức khoẻ, gia cảnh đặc biệt, người dân tộc thiểu số…Người thiếu tiền không thể làm được việc này. Ba, nộp đơn thi vào các trường sư phạm; vì học sư phạm được hoãn quân dịch. Ở miền Nam, lúc này có một số trường sư phạm chuyên đào tạo giáo viên dạy tiểu học, mà đầu vào lấy từ bằng tú tài I trở lên, học hai năm ra trường được cấp bằng “Giáo học cấp bổ túc”, xếp vào ngạch công chức hạng B. Công chức hạng B là cũng danh giá lắm, lương tháng đủ nuôi vợ nuôi con. Nhưng thi vào sư phạm là cực kì khó, nhất là rơi đúng vào năm đôn quân 1972, “mùa hè đỏ lửa” này; vì hầu hết những cậu tú không thể học tiếp được đều tập trung thi vào đây, nên đã đẩy tỉ lệ “chọi”, như cách gọi bây giờ, lên cực cao. Bốn là, những ai thuộc gia đình cách mạng, có thể tiếp nối truyền thống mà xách ba lô thoát li lên “rừng” theo kháng chiến. Năm là, tự huỷ hoại thân thể, làm cho cụt một ngón chân cái, ngón tay cái, mù một mắt…Sáu là, cùng đường, phải chui đầu vào Trường sĩ quan Thủ Đức học 9 tháng, ra trường mang lon chuẩn uý…Thời điểm đó, 38 thằng chúng tôi bàn nhau chia ra thành nhiều nhóm, một nhóm chừng 8 đến 10 người, để nộp đơn thi vào các trường sư phạm khác nhau, tránh tình trạng quân ta đánh quân mình. Nhóm thì vào trường Sư phạm Sài Gòn, nhóm vào Sư phạm Long An, Sư phạm Phước Tuy (Bà Rịa bây giờ)… Nhóm của tôi gồm 8 thằng đi Sư phạm Đà Lạt.

Trong lớp chúng tôi hình thành vài nhóm riêng chơi thân với nhau. Mỗi nhóm tập hợp một cách tự nhiên những đứa có cùng hoàn cảnh sống hoặc chung sở thích; có khi cùng hoàn cảnh, khác sở thích, hoặc ngược lại. Nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là vô tư, chân thành, không chen vào những động cơ ngoài tình cảm bạn bè cùng lứa, cùng lớp…Các nhóm chung sống hoà bình, hiếm khi có chuyện xích mích gay gổ với nhau. Các nhóm nhỏ trong lớp đều tỏ ra chăm học, hiền ngoan. Tuy nhiên nhóm chúng tôi cũng có nét riêng. Hầu hết những đứa trong nhóm đều là dân “nhà quê”, như cách gọi phân bịêt xuất thân lúc đó. Không biết sao mà tất cả chúng tôi cảm thấy tự hào vì xuất thân “nhà quê” của mình. Có lẽ do chúng tôi lớn lên giữa hoàn cảnh gian khó, tìm đường sống không dễ của kiếp nông dân trong thời buổi chiến tranh, lớn lên trong sự đối mặt hằng ngày với bom rơi, đạn nổ, với sự chết chóc thường trực. Vì vậy, những thằng học trò “nhà quê” chúng tôi sớm lớn hơn, khôn hơn, chính chắn hơn. Nhóm “nhà quê” chúng tôi hoặc thường xuyên ngồi “đồng” ở quán cà phê Nhất Phương trên đường Nguyễn Hoàng (nay là Lê Hồng Phong) gần trường Phan Bội Châu; nơi mỗi buổi sáng trước khi vào lớp học, bọn tôi ngồi uống cà phê và phì phèo thuốc lá.
(xem tiếp bấm Read more)

Thời gian chờ đợi đến ngày thi là những ngày thật ngắn ngủi đối với tất cả chúng tôi. Tâm trạng lo lắng. Làm sao mà không lo lắng khi mà chỉ vài ngày nữa thôi là chúng tôi phải đánh cược cuộc đời mình vào trong chỉ một kì thi tuyển, mà sự trung thực rất đáng nghi ngờ. Nạn mua bán bằng cấp, gian lận thi cử, thời nào cũng có. Bỗng dưng chúng tôi thấy thương mình và thương nhau quá. Chẳng lẽ chúng tôi phải chia tay mỗi thằng mỗi ngả, mà không biết số phận của từng đứa rồi sẽ ra sao ngày mai? Một số thằng chuẩn bị vào “trận đấu” bằng cách ngồi lì ở nhà luyện thi; đứa thì về quê tìm hơi ấm gia đình, biết đâu có thể là lần cuối cùng; đứa có “bồ” thì cứ rủ ra rủ rỉ ở nhà bạn gái hoặc ngoài bãi biển Đồi Dương, Vĩnh Thuỷ hoặc đi Rạng (Hàm Tiến) nhìn biển, nhờ sóng làm nhân chứng cho cuộc chia ly trong nước mắt sắp bắt đầu. Nhóm khác thì tụ tập ở một nơi nào đó, có cả bạn học nữ nơi vườn cây nhà bạn, ho8ạ rủ ra rừng dương bờ biển…để mở cuộc vui chơi hát hò, tập tành uống rượu; khi say lên có thằng khóc hu hu như con nít, than thở cho thân phận mình không biết về đâu trong cuộc chiến tranh này. Có thằng xúc cảm mạnh về cuộc chia ly với bạn bè (cả bạn gái) gần kề; cảm thán về thời cuộc hiểm nghèo, bèn làm thơ “con ếch”, đứa thì nghêu ngao ngâm nga những bài thơ chiến tranh của Hoàng Cầm (như “Bên kia sông Đuống”), của Quang Dũng (như “Đôi mắt người Sơn Tây), của Hữu Loan ( như “Màu tím hoa sim”…và thơ Nguyễn Bắc Sơn ( “Mai đụng trận, may còn sống/ Về tới Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một ngày vui…). Không hiểu sao thời gian cuối những năm 60 đầu 70, những tác giả trên được bọn học trò trung học chúng tôi biết đến, thuộc lòng thơ của họ nhiều như vậy; thậm chí, thơ của các bậc lão thành của phong trào “Thơ Mới” tạm thời không là mối quan tâm của chúng tôi nữa…[/COLOR]

Những bãi biển mà bọn học trò chúng tôi thường tụ tập, ngày đó vẫn còn rất hoang sơ, nơi dành cho sự tự do phát triển của những buội dứa dại, dây muống biển chen với những cây dương có cành nhánh loà xoà sát đất; thỉnh thoảng, ta dễ dàng bắt gặp mấy chú gà rừng tha thẩn kiếm ăn, hoặc con chồn đèn có bộ lông màu vàng nâu óng chạy vụt qua, làm cho gà rừng hốt hoảng bay vút lên ngọn dương như một mũi tên. Nơi ấy, những người yêu nhau tha hồ mà tình tự. Thuở ấy, học trò trung học chúng tôi còn khờ khạo lắm trong chuyện yêu đương, không quỷ sứ như học trò bây giờ, cặp đôi ngồi bên nhau cả buổi nơi không gian hữu tình đưa đẩy, nhưng chắc chỉ nói mấy chuyện tào lào về thời tiết, học hành, bình phẩm thầy cô, giỏi lắm thì đọc thơ tình của Xuân Diệu, Đinh Hùng….
Ở nhà, ba tôi rất bình tĩnh, ông bí mật chuẩn bị sẵn sàng tư trang “lội rừng” cho tôi, phòng khi thi rớt, về nhà là tôi phải lên “xanh” ngay. Gia đình tôi đã có bốn người thoát li rồi; trong đó, có người anh trai tôi đã hi sinh năm 1965. Tôi là con út trong gia đình, nên trước đây, ba tôi quyết giữ lại nhà để còn “làm giống”. Năm 1964, Trung ương có chủ trương chọn con em gia đình cách mạng chí cốt ở miền Nam đưa ra đào tạo ở miền Bắc, chuẩn bị cho thời kì cách mạng tiếp theo, ngày thống nhất đất nước. Anh em trên “cứ” về nói với ba tôi cho tôi đi ra Bắc, bị ba tôi cự thẳng cánh: “ Bộ tụi mày muốn cho nhà tao tiệt giống hay sao, cứ để nó ở nhà!” Lời của ba tôi như mệnh lệnh, mặc dù ba tôi đã thành dân thường từ sau 1954n, nhưng anh em đằng mình còn rất nể trọng. Ba tôi tham gia cách mạng từ năm 1931; trong kháng chiến chống Pháp, trước ngày đất nước bị chia cắt, ba tôi giữ chức bí thư Liên Việt huyện ( bây giờ là Uỷ ban Mặt trận). Giờ thì không còn con đường nào khác, nếu muốn sống sót qua cuộc chiến nay, để giữ “giống”, như ý muốn của ba tôi, thì tôi chỉ còn có cách duy nhất là phải thi đậu vào trường Sư phạm…

Kết quả cuối cùng, nhóm chúng tôi thi vào trường Sư phạm Đà Lạt chỉ đậu được hai đứa. Tôi và Minh (sau này sống ở nước ngoài). Cũng là may mắn cho tôi, vì trong nhóm, tôi chưa phải là người có học lực tốt. Có lẽ tôi đậu được, không phải do môn thi viết đạt điểm cao, mà chính là do thi vấn đáp. Tôi còn nhớ, trong phòng thi vấn đáp hôm đó có khoảng 20 thí sinh cả nam và nữ. Phụ trách phòng thi vấn đáp chỉ duy nhất một thầy giám khảo. Ông mang kính trắng, tóc bạc nửa mái đầu, gương mặt phúc hậu. Cuộc hỏi đáp được thực hiện công khai trước tất cả các thí sinh trong một phòng (không phải tách ra hai phòng riêng, một phòng để thí sinh ngồi chờ, một phòng thầy giám khảo “khảo” thí sinh, để đề thi được bảo đảm bí mật, như thường gặp ở các kì thi vấn đáp bình thường khác). Thầy giám khảo lần lượt gọi tên từng thí sinh lên đứng trên bục để trả lời các câu hỏi do thầy đặt ra, chứ không phải là các câu hỏi được in sẵn trên giấy, rồi cho thí sinh bóc thăm may rủi. Tên tôi có chữ cái đầu là M nên thi sau một chút. Một chút đó, cũng là thời gian tạm đủ cho tôi rút được kinh nghiệm khi trả lời các câu hỏi của giám khảo. Các câu hỏi của thầy giám khảo hình như không theo một khuôn mẫu nào, mà hết sức tự do, linh hoạt, có khi vu vơ thế nào ấy, vừa dễ cho những người bình tĩnh, tự tin, thoải mái, suy nghĩ nhanh, nhất là có kinh nghiệm sống; nhưng lại cũng vừa cực khó cho những ai có khả năng ứng đối và thích ứng với xã hội kém. Thí sinh muốn lấy điểm cao, còn phải có khả năng đoán biết tâm lí của giám khảo nữa. Ví dụ như giám khảo hỏi: “ nghề nghiệp truyền thống của gia đình anh là gì? Trả lời: “ làm ruộng”. Hỏi tiếp: “ anh có muốn theo nghề chân lắm tay bùn này không? Vì sao?” Trả lời câu hỏi vì sao trên, tự nhiên anh phải bộc lộ quan niệm sống của mình. Trong khi đó, ta không thể biết ông giám khảo này thuộc phái “trọng nông” hay “khinh nông”? Vị giám khảo còn yêu cầu thí sinh đi qua đi lại trước bảng đen và viết bằng phấn trắng lên bảng đen một số câu hay một đoạn văn nào đó, mục đích là để xem giò xem cẳng của anh, xem chữ viết bảng có ngay ngắn, thẳng hàng, chân phương không? Các thí sinh còn được yêu cầu hát, ngâm thơ hoậc biểu diễn theo năng khiếu của mình…

Trong khi ngồi chờ tới lượt mình, tôi chú ý tới câu hỏi mà giám khảo thường lặp lại với nhiều thí sinh nam : “ Lí do tại sao anh không đăng kí vào trường Thủ Đức để trở thành sĩ quan mà lại thi vào sư phạm?” Tất nhiên các thí sinh nam đều không dám nói thật lòng mình là, sợ đi lính, sợ phải chết nơi chiến trường, mà trả lời một cách khuôn sáo, không thật lòng, vì sợ phạm điều cấm kị: “ Thưa thầy, vì em yêu thích nghề dạy học, em rất…yêu trẻ con!” Gương mặt thầy giám khảo lạnh tanh, không biểu hiện tình cảm, nên không thể đoán biết thái độ của ông đối với các câu trả lời của thí sinh. Đến lượt tôi lên bục, tôi thực hiện tất cả các yêu cầu của giám khảo một cách khá tự tin. Tôi còn nhớ ông hỏi tôi “ có thích thơ không?” Tôi trả lời “rất thích”. Ông yêu câu tôi đọc thử một bài. Tôi bình tĩnh đọc hết bài thơ “ Lời mẹ dặn” của Phùng Quán. Đây là bài thơ do thầy giáo dạy văn Nguyễn An (cũng là nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên, nổi tiếng với bài hát “Thuyền em đi trong đêm”) chép cho chúng tôi, nhiều đứa trong lớp thuộc lòng. Tôi thấy thầy giám khảo lần đầu tiên mĩm cười, rồi hỏi tiếp câu mà tôi đồ rằng đây chính là “công án”, theo cách gọi của những người tu thiền, khi vượt qua được công án là xem như đạt ngộ : “ Tại sao anh không vào sĩ quan Thủ Đức…?” Không biết lúc đó, tại sao tôi không trả lời theo khuôn sáo như mọi người trước, mà tôi lại nói thật lòng mình: “ Thưa thầy, vì em không muốn phải chết một cách vô nghĩa”. Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thầy giám khảo, mà quay xuống nhìn các bạn thí sinh. Tôi thấy họ có vẻ sững sờ trong một thoáng…[/COLOR]

Kết cục, trong số 20 thí sinh của phòng thi vấn đáp này, chỉ có hai người đậu là tôi và một thí sinh nữ, người Đà Lạt. Sau này, thầy giám khảo ấy dạy chúng tôi môn “Sư phạm lí thuyết”. Thầy thuộc lớp trí thức trung dung về chính kiến, yêu hoà bình, ghét kẻ xu nịnh, không trung thực. Chính vì vậy, thầy cho chúng tôi biết, thầy phết một gậy cho những anh chàng nào trả lời câu hỏi của thấy bằng câu “Em yêu nghề, mến trẻ…”; trong khi thầy biết tỏng mục đích chính của các chàng trai thi vào sư phạm chỉ là để trốn quân dịch mà thôi. Tôi vô tình gặp được cái may mắn đó. Âu đó cũng là số mệnh. Số của tôi là phải làm thầy giáo. Nếu năm 1964, ba tôi đồng ý cho đứa con út là tôi đi ra Bắc, thì có khi, tôi có thể đã phơi xương đâu đó trên đường Trường Sơn vì một trận bừa bom B52, mà chưa kịp ra tới miền Bắc. Hoặc giả nếu tôi còn sống, sau thời gian học tập ở trong nước hoặc có khi cả ở nước ngoài, có thể tôi sẽ trở thành một người làm khoa học, một viên chức hành chánh hoặc một anh nghệ sĩ nửa mùa,…lấy một cô vợ làm giáo viên người Hải Phòng chẳng hạ. Hoặc nếu như, khi đó, tôi thi rớt sư phạm, phải ra rừng, thì “một xanh cỏ, hai đỏ ngực”, có thể tôi đã theo đoàn quân tiến về Sài Gòn, qua ngả Biên Hoà, gặp cô gái đeo thánh giá, thắt bím, mặc áo dài trắng…là KT, hoặc theo ngả Đồng Xoài, Thủ Dầu Một, rất có thể được hai chị em thiếu niên LC và DX cầm cờ giải phóng vẫy chào. Cũng có thể, tôi đã ngã xuống nơi cửa ngỏ vào Sài Gòn, tháng 4/1975. Mọi chuyện đều có thể…

Sau 1975, các bạn học cùng lớp 11B2 của tôi, lứa “Mùa hè đỏ lửa” 1972 gặp lại nhau, kiểm điểm “quân số”, thì đã chết tám đứa trên chiến trường ở khắp miền Nam Việt Nam. Buổi họp mặt dầu tiên, chúng tôi lập bàn thờ, đặt bài vị ghi tên tám đứa và thắp nhang, rưới rượu xuống đất…Trong bóng khói nhang, những thằng còn sống sót sau chiến tranh đều rưng rưng nước mắt…Đứa nào đó đọc thơ phản chiến của Nguyễn Bắc Sơn :
[/COLOR]

…Ta mắc bệnh ung thư thời chiến
Thoi thóp còn một trái tim khô
Sợ hãi con người hơn thú dữ
Nhìn nơi nào cũng thấy hư vô
Mai kia trong những ngày ngưng chiến
Ta chắc rằng không thể yêu ai
Nhà thương điên nếu còn chỗ trống
Xin chiếc giường cho xác tàn phai..

Một thằng khác ngâm mấy câu lục bát mà nghe như lời ai điếu:
“ Bình xưa rượu có vơi đầy
Thắp nhang gọi đủ tụi mày về say
Thằng cuối biển đứa chân mây
Về đây áo trắng còn bay cuối đường
Vẫn còn một chút khói sương
Chia nhau cũng đủ cay vương mắt tình…”

(Phần tiếp theo: II. Mùa vông vang)

Bài này đã được đăng trong Uncategorized và được gắn thẻ , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

11 Responses to Ký ức về BẠN BÈ

  1. utcaydua nói:

    nguyenduong xin giới thiệu anh bài PHAN THIẾTCÓ MÙA XUÂN BÔNG VÔNG ĐỎ theo link này:http://ngodinhmien.vnweblogs.com/post/11418/250539

  2. muanangmoi-B52-PBC nói:

    Bạn Nguyễn Dương thân mến,Muanangmoi-B52-PBC rất vui được kết thân với Bạn Dương, người đồng hương Bình Thuận, ngay trên Opera này…càng đông …càng vui… Nếu bạn cảm thấy Mùa Nắng Mới đem được chút niềm vui cho Bạn thì đó cũng chính là niềm vui chia sẻ của Mùa Nắng Mới với mọi người.Chúc Nguyễn Dương và Gia đình An Lành & Hạnh phúc trong năm con MÈO này.Thân ái,Adminmy.opera.com/muanangmoi-B52-PBC

  3. utcaydua nói:

    Tôi ở Bình Thuận. Nếu anh cho phép kết bạn trên opera này sẽ là niềm vui đầu năm mới của tôi. Chúc anh năm mới vạn sự như ý.

  4. muanangmoi-B52-PBC nói:

    Duong đã upload nhạc ngẫu nhiên với giọng ca của các ca sĩ một thời từng sinh hoạt ca hát, hướng đạo ở vườn bông Phan Thiết ( như Thanh Thúy, Anh Khoa, Nhật Trường ….) cho các cựu học sinh Phan Bội Châu thập niên 60 như bạn Long Cali có giây phút thư giãn tìm về ký ức một thời…..Các bạn nhớ mở loa nghe nhạc nhé !!Dương Minh Thái

  5. anonymous nói:

    Anonymous writes:

    Bài "Ký Ức Đỏ Bông Vông" của KPC quá hay.. rất chi tiết, ấn tượng, gây cho… …những người đã từng học Trung Học Phan Bội Châu thập niên 60 như tôi nhớ lại nhiều kỷ niệm thời học sinh bên giòng Càty hoa lệ.Cám ơn KPC đã viết bài ký này .Cám ơn Dương Minh Thái đã có các hình minh họa tuyệt vời.Thân ái,chúc các bạn vui và khỏeCựu học sinh PBC – thập niên 60Long Cali

  6. muanangmoi-B52-PBC nói:

    Cám ơn KPC đã gởi tiếp "Ký Ức Đỏ Bông Vông" TMD đã minh họa thêm 1 số hình về các địa danh cho bài này và đưa lên trên phần 1 cho cư dân mạng dễ đọc.Bài thơ Khai Xuân của bạn trong mục TếT kỷ sửu quá tuyệt .!!Chúc KPC và gia đình vui mạnh trong năm mới!Thân ái,Duong Minh Thái

  7. anonymous nói:

    KPC writes:

    KÍ ỨC ĐỎ BÔNG VÔNG (Quý tặng những ai luôn yêu và nhớ những kỉ niệm về Phan Thiết)Sớm nay, giữa tiết đầu đông, trời trở gió, bấc mới thổi được vài cơn mà đã đưa cái hơi lạnh từ phương Bắc xa xôi về thành phố nhỏ ven biển cực Nam Trung bộ này, làm lao xao cây lá, xao xuyến lòng người, khiến cho người ta có cảm giác nao nao, gời gợi nhớ… xa xăm. Mùa xuân về cận kề trong hơi bấc. Có lẽ đó chính là cảm nhận tự nhiên của con người về thời gian, về cái lẽ biến dịch của thiên nhiên, trời đất, sự chuyển động của không gian vũ trụ. Hình như cái se se lạnh cũng làm cho người ta tự dưng muốn gần gũi với nhau hơn, lòng rộng mở bao dung và cảm thấy yêu thương hơn cuộc sống này. Rồi người ta lại muốn nhìn quanh mình, nhìn những cái mà từ lâu, có thể vô tình ta đã lướt ngang qua, chạm nhẹ vào, rồi bỏ quên đâu đó bên lề cuộc đời bề bộn… Tôi cũng vậy, khá lâu rồi, cũng đã bỏ quên, không còn xục xạo vào cái đống sách cũ, “kho tàng tri thức” của mình ngày xưa ấy nữa. Những ngày mà đất nước đang còn khó khăn đủ bề. Sách được in ra trong cơn thiếu giấy, thiếu mực. Giấy thì được làm bằng bột rơm, xác mía, chữ in nhỏ như những đàn kiến gió xếp thành nhiều hàng lủ lượt kéo nhau đi từ trang giấy này sang trang giấy khác. Tôi đã bỏ thói quen đọc sách cũ, vì tuổi lớn rồi, mắt mũi kèm nhèm, phải đánh vật khổ sở, nhức mắt mới đọc được vài trang sách. Nhưng bỗng dưng cơn gió bấc đầu đông sáng nay đã làm cho tôi nao lòng nhớ về những cuốn sách cũ kĩ phủ đầy bụi bặm kia. Tôi mở tủ, rút hú hoạ một cuốn. Sách của Tô Hoài, cuốn “ Chuyện cũ Hà Nội”, in năm 1986. Đọc lan man một hồi về nỗi niềm xưa cũ, cũng ngán. Tôi mở máy vào mạng coi thử tác giả “Dế mèn phiêu lưu kí” có gì mới hơn, hay hơn không. Tôi lướt web và dừng lại, cũng “Chuyện cũ Hà Nội”, nhưng mới được tái bản có bổ sung gần đây, đọc tới đoạn nói về bông vông ven hồ Hoàn Kiếm: “Ô hay, bất chợt vào mùa thu, hoa vông – đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết, chỉ đến mùa hoa vông đỏ khé một góc hồ mới nhớ ra, chứ hàng ngày qua dưới gốc vông, không ai để ý tới loại cây cọc rào quá quen mắt ấy”, tôi bỗng giật mình. Trong tiềm thức mù sương của tôi, đột ngột hiện lên một vòm không gian rực rỡ sáng đỏ góc trời thành phố biển nhỏ bé một thời yêu quý của chúng tôi và của bao người Phan Thiết xa quê. Khu vườn bông vông đỏ thắm bên dòng Phan giang…Phan Thiết có sông Cà Ty, còn gọi là sông Mường Mán, Phan Thiết hay Mường giang. Nhà trí thức, nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông, nguời sáng lập “Ngoạ Du Sào”, trong bài “Ngoạ du sào” ( in trong “Ngoạ du sào tập”), ông viết tên sông là Phan giang: “ …thiểu hạ nhân cấu tiểu đình ư Thắng kiều chi tây nam vi tĩnh dưỡng kế. Đình hạ lâm Phan giang …”. Dịch Nôm: “ tôi dựng một cái đình nhỏ ở phía tây nam cầu Thắng để nghỉ ngơi. Đình kề bên sông Phan”. Ngoạ Du Sào chính là nơi vào năm 1907, các con của Nguyễn Thông theo lời gợi ý của cụ Phan Châu Trinh đã cho xây dựng ngôi trường mang tên Dục Thanh nổi tiếng, mà sau đó, năm 1910, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã về dạy học. Hiện nay, là chỗ dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh- chi nhánh Bình Thuận. Cầu Thắng là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Phan. Theo trí nhớ của những cụ già từng sống ở Phan Thiết, thì cầu Thắng được làm hoàn toàn bằng gỗ, các chân trụ cầu bắt chéo liên kết nhau cắm xuống lòng sông. Vị trí cầu Thắng nằm ở giữa cầu Dục Thanh và cầu Lê Hồng Phong ngày nay. Sau đó, người Pháp làm cầu sắt mới kề bên (cầu Quan) và dỡ bỏ cầu Thắng. Sông Cà Ty chảy cắt ngang giữa Phan Thiết đã làm cho thành phố nhỏ bé này đẹp hẵn lên, như thiếu nữ đẹp hơn nhờ có mái tóc suông chảy dài óng ả trên lưng. Có lẽ vì vậy mà dòng Cà Ty chỉ dài có 7,2 km nhưng cũng được tôn vinh, “nâng cấp” thành sông, thành giang. Soi bóng xuống dòng sông Cà Ty, nổi bật lên bên bờ bắc là Tháp Nước Phan Thiết, trước đây thường được gọi tên bằng tiếng Pháp là “Château d’eau”. Và không dưng mà Tháp Nước Phan Thiết lại trở thành hình tượng trong biểu trưng chính thức của tỉnh Bình Thuận. Tháp Nước tuy không đồ sộ, cao lớn, nguy nga, nhưng dáng vẻ hết sức thanh thoát, sang trọng, mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Đông. Hình tháp thân trụ trông giống như một búp sen đương ủ hương, phần đài hoa hình bát giác nở phình ra ở trên cao ba mươi hai mét ôm những cánh hoa sắp bừng nở. Mái tháp được lợp ngói đỏ tươi. Từ xa, ta dễ dàng nhìn thấy màu đỏ của mái ngói nổi bật lên trên nền những tán lá xanh. Đàn chim yến làm tổ bên dưới mái tháp bay lượn không ngừng trên những ngọn cây, mái nhà, cánh giang thẳng chao nghiêng ngoài mặt nước sông lồng lộng gió ngày nước lớn. Tháp Nước Phan Thiết được giới kiến trúc đánh giá là đẹp và độc đáo nhất trong các tháp nước được xây dựng ở Việt Nam. Cách nay mấy năm, có một nhóm sinh viên Lào theo học ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) đi thực tế ở Phan Thiết, tình cờ gặp tôi trong một bữa nhậu nơi quán cóc bên bờ sông Cà Ty. Khi tôi chỉ Tháp Nước và giới thiệu đây là công trình kiến trúc do kiến trúc sư Hoàng thân Xu-pha-nu-vông (sau này là chủ tịch Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào) thiết kế và được khởi công xây dựng vào năm 1928, các sinh viên Lào hết sức bất ngờ, trố mắt ngạc nhiên. Họ không thể tưởng tượng được rằng ở nơi xa xôi của đất nước Việt Nam, lại ghi đậm dấu tích thật đẹp đẽ của vị chủ tịch nước CHDCND Lào mà họ hết sức kính yêu. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông thời trẻ đã từng đảm nhận chức vụ Kiến trúc sư trưởng Khu công chánh Nha Trang và ông đã vẽ thiết kế Tháp Nước Phan Thiết trong thời gian này. Château d’eau – Tháp Nước, trong kí ức thời học sinh của chúng tôi không thể tách rời với không gian toạ lạc của tháp. Đó là Vườn Bông lớn. Gọi “lớn” để phân biệt với Vườn Bông nhỏ nằm đối diện bên bờ nam sông. Hai bờ nam-bắc thông thương nhau qua một cây cầu ngắn, là dạng cầu sắt effel, thường được gọi là cầu Quan. Sau này, khi thành phố có thêm hai cây cầu mới hai bên cầu Quan, người dân ở đây hay gọi tên là cầu Giữa. Hiện nay, cầu Quan cũ được thay thế bằng chiếc cầu treo bê tông mới. Chiếc cầu treo hiện đại này là vật kiến trúc đặt ở trung tâm thành phố có vẻ không đúng chỗ, nên đã làm vỡ không gian kiến trúc nền rất nhuần nhị ở tầng thấp của thành phố, được mở ra từ hai bên bờ sông, hình thành nên một đô thị nhỏ bé, giản dị mà xinh xắn này. Nhưng thôi, hiện nay còn nhiều thứ nữa quanh ta bị phá vỡ để lên đời hiện đại, mà ta không còn cách nào khác là phải chấp nhận. Vườn Bông từ khi hình thành, không biết có ý nghĩa gì đặc biệt không mà những người có trách nhiệm đã trồng hầu hết là cây vông trong vườn… Người xưa trồng cây nơi công cộng, nhà ở hoặc chơi cây kiểng, thường có chủ ý chọn cây để ngầm biểu hiện cái chí của mình; như trồng trúc là chỉ sự thanh cao, trồng bách, trồng tùng là nêu cao tích cách của người quân tử…Vậy trồng cây vông là có ý nghĩa gì không? Sử sách viết về Hà Nội có ghi lại, năm 1864, văn nhân nổi tiếng một thời Nguyễn Văn Siêu, thực hiện theo lệnh của trên, chủ công xây dựng Tháp Bút và Đài Nghiên bên bờ Hồ Gươm, làm biểu trưng cho chí khí của kẻ sĩ đất Việt. Ông đã cho trồng năm cây vông làm nền cho Tháp Bút. Việc làm đó của “Thần Siêu” chắc hẵn phải có ý nghĩa gì đó đặc biệt lắm. Không biết có sự liên quan sâu xa nào giữa việc trồng năm cây vông quanh Tháp Bút ở đất nghìn năm văn vật, với việc trồng một vườn cây vông quanh chân Tháp Nước của thành phố Phan Thiết bé nhỏ ở cuối mìền Trung cách xa Hà Nội hàng ngàn cây số? Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn uyên bác về hoa và cây, trong bài kí “Mùa xuân thay áo trên cây” đã cho biết, trước đây, ở Huế, người Pháp vốn tính toán quy hoạch rất kĩ, đã quyết định cho giữ lại và trồng thêm nhiều cây vông trong kinh thành. Hiện nay, một số cây vông thành cổ thụ hoặc những cây vông thế hệ sau đang góp phần điểm xuyết cho vẻ đẹp thành phố “di sản văn hoá thế giới” này bằng màu xanh của lá, bóng mát của cây và “màu hoa đỏ thắm, trong như ngọc và toả ra ánh sáng” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Trong khi đó, nhà thơ “chơi ngông” Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Vịnh cây vông” của mình đã không tiếc lời chê bai: “Càng lớn càng già càng xốp xoáp/ Ruột gan không có có gai chông”. Tất nhiên chúng ta đều biết nhà thơ chỉ mượn vật để nói người. Nhưng, có phải cây vông hoàn toàn không có ích lợi gì, theo nghĩa đen mà Nguyễn Công Trứ nói đến không? Theo tôi được biết, cây vông có ít nhất là năm công dụng chứng tỏ họ nhà vông danh giá chẳng kém cạnh với bất cứ “đồng mộc” nào, kể cả đó là danh mộc. Việc thứ nhất, lá cây vông được dùng làm chất liệu bao gói nem không có gì sánh bằng, nên cây vông còn được gọi là cây vông nem (sau này cây vông hiếm dần đi, người làm nem phải lấy lá chùm ruột thay thế). Công dụng làm thuốc chữa bệnh của lá vông rất là hữu hiệu; như dùng để an thần, chữa bệnh mất ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp…Vỏ cây vông có tác dụng khu phong, thông lạc, sát trùng, trấn tĩnh…Công dụng thứ hai là, gỗ vông (cả cây vông đồng nữa) được dùng làm guốc mộc độc nhất vô nhị, vì nó rất nhẹ, mang êm, là mặt hàng tiêu dùng phổ biến thời trước. Các cụ ông râu dài, bận bà ba lụa trắng, đội mũ cối trắng, mang đôi guốc “dông” vào, là coi như đủ lệ bộ, có thể đàng hoàng lên đường đi ăn đám cưới, đám giỗ ngon lành. Những năm chín mươi của thế kỉ trước, “Trung niên thi sĩ” Bùi Giáng vẫn còn diện đôi guốc vông xênh xang giữa phố xá Sài Gòn hoa lệ mà “đâu có ngán thằng Tây nào”. Thứ ba, cây vông có liên quan đến lễ tiết, hiếu đạo. Những gánh hát bội trong Nam thời xưa, khi đi lưu diễn rày đây mai đó, luôn mang theo bàn thờ Tổ hát bội. Cốt của ông Tổ bao giờ cũng được tạc bằng gỗ vông. Thêm nữa, theo tục lệ ông bà xưa, trong tang lễ của người mẹ quá cố, các con trai phải chống gậy được đẽo gọt bằng cây vông (cha chết thì chống gậy tre), để thể hiện lòng hiếu kính của mình. Công dụng thứ tư là, các nhà vườn thường dùng cây vông còn nhỏ để trồng sống làm cây choái (giá đỡ) cho dây tiêu, dây trầu leo bò lên cao, rất hiệu quả về kinh tế. Thời xưa, khi đồ nhựa polymer chưa phát minh, người dân hành nghề đánh cá trên sông biển, đều dùng gỗ vông gọt thành khối nhỏ hình bầu dục cột vào mép trên của lưới đánh cá để làm phao và hâu như trên tất cả các thuyền đánh cá ở xứ biển này đều có phao cứu sinh được làm bằng gỗ vông. Đó là công dụng thứ năm của cây vông…Chắc là cây vông còn nhiều công dụng khác nữa mà tôi chưa biết. Tôi có sự so sánh, có thể là khập khiểng, giữa cây vông và số phận của nhân dân. Nhân dân thường sống trong im lặng, trong nhẫn nhục. Họ không cần danh vọng, tiếng tăm, mà chỉ lẳng lặng bằng máu và nước mắt của mình đóng góp cho sự tồn vong, sự phồn vinh của một dân tộc…Riêng đối với tôi, màu bông vông đỏ như máu đã in sâu vào kí ức của mình không bao giờ có thể phai mờ được… Nhiều chục năm về trước, vào những ngày cận Tết âm lịch, khoảng từ 27 đến 30 tháng Chạp, khúc đường Trưng Trắc dọc bờ sông phía Nam đầu cầu Quan biến thành chợ hoa quả tết. Đoạn đường Bà Triệu phía Bắc đầu cầu Quan không được phép họp chợ, vì gần khu quân sự của chính quyền cũ. Khu vực bán mai và khu vực bán các loại hoa vạn thọ, trường sanh, cúc, thược dược, hồng… được phân riêng chỗ khác nhau. Những nhánh mai bị chặt rời từ những gốc mai trên rừng được dựng ngay bên đường để bán. Lúc đó, người ta chưa nghĩ tới việc chơi mai trồng vào ngày tết như bây giờ. Kẻ bán người mua nhộn nhịp, vui vẻ. Đó là một phần của không khí tết không thể nào thiếu được ở các đô thị ở miền Nam lúc đó. Càng nhích gần đến giao thừa, chợ hoa mõn dần, nhưng những nhánh mai chưa bán được đã từ tốn vẽ lên màu ràng rực của hoa đã bung đều hết cánh, chen với màu xanh nhạt hoặc pha tím của lá mai non. Bên kia sông, đối diện chợ bán hoa là Vườn Bông lớn. Lúc này, những cây vông trong vườn đã ngã sang màu úa và đang lác đác rụng những chiếc lá vàng, để rồi trong những ngày sau đó, khi những cơn gió bấc ròng thổi thốc từ biển vào, bao nhiêu lá trên cây sẽ trút sạch, như người vừa cởi bỏ chiếc áo cũ đã bạc màu và không còn lành lặn nữa. Những cành cây màu mốc của vông vươn lên cao như những cánh tay níu trời xin sớm cho cây áo mới. Lúc này, toàn thân của Tháp Nước không còn được lá vông che khuất, những mảnh sứ đủ màu được ghép vào thân tháp lộ ra lấp lánh dưới ánh mặt trời. Rồi những ngày tết cũng qua nhanh, nhưng mùa xuân vẫn còn ở lại ủ hơi lạnh trong sương sớm, núp trong những chồi cây lấp ló lá non. Ta có thể nhìn thấy nhịp mùa đi trên những tàng cây, trên hoa trái bốn mùa trong không gian trải dài theo chiều từ Nam ra Bắc hay từ đồng bằng ngược lên núi. Nhớ những ngày đi từ trên núi xuống, vào lúc gần hết mùa xuân, khi cây cối trên cao đã không còn xanh nữa, tôi bắt gặp màu xanh được dệt bằng lá non đậm dần từ dưới thấp lên cao. Cũng vậy, trái cây cũng chín dần theo mùa tự nhiên từ Nam ra Trung. Trước tết một chút, cây xoài ngoài Bình Thuận bắt đầu trổ bông, thì xoài chín từ trong Nam đã đưa ra bán ở các chợ ngoài này cho các gia đình mua đơm bàn thờ ngày tết. Đến giữa mùa mưa, xoài trong Nam và Bình Thuận đã hết, thì xoài Khánh Hoà, Phú Yên mới chín rộ. Bông vông cũng vậy. Những cây vông ở đây bao giờ cũng trổ bông sớm hơn ở Huế, rồi đến Hà Nội. Sau Nguyên tiêu, có thể sớm hoặc muộn hơn chừng nửa tháng, tuỳ theo năm, trên những nhánh cây vông không còn chiếc lá nào trong Vườn Bông, như có sự thoả thuận ngầm với nhau trước, nên chỉ cần qua một, hai đêm là đã rực một màu như lửa cháy trên cây. Đó là mùa bông vông trổ. Hàng ngàn chùm hoa hình sao tạc lên trời xanh vào thời khắc bình minh thành những đóm sáng đỏ rực rỡ như mặt trời vừa ló dạng. Mùa bông vông không kéo dài, chỉ chừng non một tháng. Buổi sáng, trên đường đến trường, tôi nhìn thấy bông vông rụng đầy Vườn, ra tận ngoài đường Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Hoàng (Lê Hồng Phong bây giờ), Bà Triệu và bên hông bar Đào Viên, sân tennis ( chỗ bây giờ là công viên trước Trung tâm hội nghị tỉnh). Các nữ sinh áo dài trắng thướt tha đi bộ theo từng tốp như những đàn bướm cánh trắng, vừa đi vừa nói chuyện ríu rít như chim, vô tư đến trường, ngang qua Vườn Bông, bước chân vô tình dẫm lên xác bông vông rơi dầy trên đường như tấm thảm đỏ… Một nhà thơ bạn tôi, đã diễn tả hình ảnh trên bằng thơ: “Thương hàng cây cũ Vườn Bông/ Mùa hoa vông nở rực hồng bình minh/ Thương em gái nhỏ vô tình/ Đạp lên hoa đỏ lặng thinh tới trường” (Yên Ba). Bông đỏ rụng hết, lá xanh bung ra, chẳng mấy chốc mà Vườn Bông lại mượt mà với màu xanh lá mới. Lúc này, những bầy chim cà cưởng, chim sảnh, chim sáo…đã bỏ đi khi mùa vông trút lá, lại lủ lượt rủ nhau về náo nức hót ca, giao tình và làm tổ mới chuẩn bị cho mùa sinh nở, tiếp diễn không ngừng đời sống của thiên nhiên… Vườn Bông là nơi gắn bó với nhiều thế hệ thanh thiếu niên học sinh thuở trước. Đây là nơi diễn ra sinh hoạt cộng đồng của các nhóm Du ca, Hướng đạo sinh, Gia đình Phật tử, Hồng thập tự…vào ngày chủ nhật. Là nơi mà thời còn niên thiếu, các ca sĩ thành danh lừng lẫy của Việt Nam đã từng đến đây sinh hoạt theo nhóm, tập hát, thi hát như: Thanh Thuý, Mỹ Lệ, Trúc Mai, Anh Khoa, Nhật Trường…Có nhà thơ, sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết, sau kháng chiến trở về, ông thấy những hàng cây vông già trong Vườn Bông mục ruỗng từ trong gốc, chết dần rồi biến mất, ông rất buồn. Có lúc ông đề đạt ý kiến với cấp thẩm quyền cho trồng lại cây vông nơi vườn cũ. Hình như những người có trách nhiệm cho rằng cây vông quá tầm thường không xứng để trồng nơi vị trí trung tâm sang trọng này. Thương nhớ bông vông, ông đã cùng với một số văn nghệ sĩ cao tuổi ở Phan Thiết, thành lập “Nhóm thơ Bông vông”. Đến nay, một số thành viên tuổi cao đã qua đời…Vườn Bông và mùa xuân bông vông đỏ chỉ còn là hình ảnh đẹp được cất giữ đâu đó trong kí ức của những người một thời đã biết đến, yêu mến, đã có những mối tình bắt đầu, rồi chia li trong Vườn Bông dưới bóng bông vông. Tôi viết bài này cũng chính từ kỉ niệm đẹp đẽ về những mùa bông vông trổ, như một cách đền trả món nợ ân tình thời trai trẻ của tôi với bạn bè, với người thân đã từng tha thiết yêu Phan Thiết, yêu hoài và nhớ mãi những chùm bông vông đỏ chói chang, đẹp nhưng nhức giữa mùa xuân gió bấc tràn, nơi Vườn Bông ngày đó …Tôi xin mượn mấy câu thơ của nhà văn Hồ Việt Khuê, mà anh đã viết khi còn là học sinh Trường Trung học Phan Bội Châu, Phan Thiết, để làm dấu chấm hết bút kí này: Cây vông già cạn nhựa tung trời Ngàn hoa máu rưng rưng Phan Thiết Vườn Bông ấy tình ta li biệt Buồn lắm, Mường Giang lặng lẽ trôi… * * *

  8. anonymous nói:

    Anonymous writes: ƯỚC XUÂN XUÂN chưa đến khi ĐÔNG còn đọng! Sao vội vàng thúc nhụy nở bông!? Tiết còn lạnh,sương rơi khắp nẻo. Hay lòng buồn…muốn chạy khỏi ĐÔNG!? XUÂN sẽ đến không cần thúc đẩy Nhưng lòng buồn XUÂN sẽ buồn lây. Đã mấy XUÂN… trôi qua lặng lẽ. Phải XUÂN xưa có khác XUÂN này!??? Ước mong XUÂN đến đời tươi đẹp. Nhà nhà hạnh phúc …đón chào XUÂN. Hé mở lộc tài suốt tháng tuần. Phước đong biền cả,thọ bách XUÂN. PR 23-11-08 CỎ LAU CÓ AI ? Nửa đêm vắng lặng…lòng trống rỗng Chẳng nghĩ gì …cũng chẳng đợi mong. Không ngủ được…vì cà phê thấm!? Để thấy đêm dài…những cạn nông. Ở đâu đó…có ai không ngủ? Đang nghỉ gì…hay cũng mộng du? Cõi xa nào bến bờ không rõ… Đêm canh tàn…gió lạnh hoang vu. Cùng nhau đếm… khoảng không vô tận. Đếm gió lùa mấy bận qua sân. Đếm sao rơi rơi cùng mặt biển. Đếm cõi lòng mấy lượt trào dâng? Có ai không…cùng chung một nhịp? Mang trong lòng thông điệp hoài mong? Đếm gió,đếm sao,đếm cõi lòng… Để đêm dài…hiểu rõ cạn nông. PR 23-11-08 CỎ LAU

  9. anonymous nói:

    KPC writes:

    @ TMD!Bạn bè không thấy ai vào đọc và cảm nhận, thì post tiếp phần 2 làm gì nữa!Cảm ơn bạn TMD!

  10. anonymous nói:

    Anonymous writes:TRONG CHÚNG TA AI CŨNG CÓ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP TỪ MÁI TRƯỜNG…PS XIN GỞI ĐẾN CÁC BẠN BAI THƠ…THỜi GIAN ƠI!Ta đang đứng giữa sân trường vắng lặngMà nghe lòng vang vọng nỗi yêu thươngThời gian mãi… xuôi ngược vấn vương!Cả tuổi trẻ , cả một thời hoa mộng.Dòng thời gian, cứ trôi… trôi mãi…Cuốn đời ta theo gió vượt trùng khơi.Cây phượng già cũng hừng hực đỏ tươiThấp cháy lòng ta rộn ràng tiếc nuối!!!Làm sao có thể quay ngược thời gian?Để một lần nhìn hình ảnh đan xen.Của thầy cô…cả bạn bè dấu ái!!!Chuyện ngày xưa,đã là nắng qua thềm.rồi sẽ xa , xa mãi những ấm êm…Những trang vở học trò… dần đóng lạiTrên con đường đời cuốn đi , đi mãiThời gian làm mơ ước cũng tàn phaiThuở đến trường giờ đã quá xa xôiQuay gót bước nghe lòng biêng biếc lắm!Dấu chân ai vẫn hằn trong sâu thẫmLá bàng rơi…tím một góc sân trường!!!PR -11-11-2008-PS-

  11. muanangmoi-B52-PBC nói:

    Bài Ký còn dài …Đề nghị Bạn KPC hãy gởi tiếp các chương sau nhé ! Đây là ký về giai đoạn sau của lớp B52 (từ đệ Tam trở lên đệ Nhất = lớp 12) vì vậy các ký ức về 1 thời đã qua làm cho tôi …mặc dù đã rời lớp từ đệ Tứ (1969) để học kỹ thuật ( cũng chỉ để tránh tổng động viên …) nhớ lại 1 khoãng thời niên thiếu trong thời chiến ..và để thấy mình còn được ,,,,SỐNG !!! THD

Bình luận về bài viết này